Cách thử da thật chuẩn – Da thật đốt có cháy không?

Meta: Da thật đốt có cháy không? Nếu da thật đốt không cháy, liệu có phương pháp phân biệt da thật và da giả?

Một chiếc bật lửa zippo đỏ cùng chiếc khoác áo da bò local brand trên dưới 2 triệu đồng, và tôi, tất cả mặt đối mặt đấu mắt với nhau. Mặt đỏ bừng, nhịp thở gấp, thình thịch thình thịch, tôi trộm nghĩ: phải chăng mình đang chuẩn bị vứt tiền qua cửa sổ theo một cách ngốc nghếch ngờ nghệch nhất có thể!

Chầm chậm, ngọn lửa đang liếm ngọt chiếc áo bóng bẩy. Không có ngọn lửa bùng lên như tưởng tượng, lớp da vẫn dần co rút và ám màu tro. Hoàn toàn tin tưởng người bán hàng, tôi dùng lửa như một cách thử da mà không hề tự hỏi trước: Da thật có đốt cháy không nhỉ? 

Nếu mọi loại da đều cháy, có cách nào khác phân biệt da thật và da giả không?

Da thật là gì? 

Đồ da thật (da thuộc) là các sản phẩm làm từ da tự nhiên của động vật. Người ta thuộc da động vật, hay xử lý da tự nhiên, bằng thảo mộc hoặc hóa chất. Quá trình thuộc và phủ sơn là cần thiết để bề mặt da bền và trông bóng bẩy hơn. 

Các nhãn hàng thường gắn lên đồ da tự nhiên những tag như real leather, genuine leather (da bò thật) hay 100% leather … để người tiêu dùng dễ phân biệt với da tổng hợp. Da tự nhiên có thể được thuộc nguyên miếng (top grain) hay tách lớp và phủ (coated split). Lớp da top grain sẽ mềm và bền hơn, là nguyên liệu lý tưởng cho áo da hay giày da. Da tách lớp khá cứng, thích hợp để làm ví da, thắt lưng. 

Sản phẩm áo da yêu cầu kỹ thuật thuộc da tinh xảo, nên người tiêu dùng toàn cầu thường ưa chuộng các món hàng hiệu từ các quốc gia đi đầu về ngành công nghiệp thuộc da như Mỹ, Ấn Độ hay Canada,… 

Da thật đốt có cháy không? 

Da thật đốt không cháy?

Da thật, hay da động vật khi đốt sẽ không bốc cháy lên thành ngọn lửa. Bề mặt da sau khi tiếp xúc với lửa sẽ dần xém đen, lâu hơn thì có thể cháy thành muội than.Đây là hiện tượng quen thuộc với những ai đã từng nấu ăn trong cuộc sống hằng ngày, nhất là với những tín đồ lợn quay cả con trên than hoa hay thịt nướng vỉ ngoài trời. 

Da thật vẫn giữ nguyên các hợp chất hữu cơ ngay cả sau khi được thuộc, nên khi bén lửa, lớp bề mặt tỏa ra một mùi như thịt nướng hoặc mùi tóc cháy. 

Vậy da thật không hẳn bị “cháy”. Nó chỉ bị co/sun lại về chất liệu, hắc về mùi và sạm đen về màu nếu bị đốt. Còn da giả đốt có cháy không? Hẳn là phải cháy chứ, mà còn cháy bùng lên so với da thật.

Không những bốc cháy, một tấm da giả khi bị đốt còn tỏa ra mùi khét của nhựa tổng hợp đi kèm với một hỗn hợp lỏng chảy ra. Nếu bạn chỉ ngửi thấy mùi khét của thịt/tóc nướng và không có lửa bốc lên thì xin chúc mừng, món đồ da của bạn 99% là thật.

Bên cạnh đó khi miếng da chảy ra một chất lỏng kỳ lạ và toát ra mùi hắc của nhựa dưới ngọn lửa phừng phừng thì rất tiếc, có lẽ bạn vẫn chưa thể mang về nhà một món đồ da thật cho mình. 

Thậm chí, có những phản hồi lẫn lộn về việc da đốt vừa tỏa ra hỗn hợp mùi thịt nướng lai nhựa cháy, vừa bóc tách một lớp phủ bề mặt cháy trước bộ da. Đây là da đã tách lớp và phủ PU/simili bề mặt, dễ nổ và bong tróc như giả da.

Cách đốt thử da thật vs giả tại gia

Dưới tem nhãn các món đồ da xịn luôn đính kèm một mẩu da nhỏ cho khách hàng thử chất liệu, đặc biệt với hàng may mặc ngoại. Bạn hoàn toàn có thể đốt thử miếng da phụ này.

Trong trường hợp đồ không có mẩu da sample, bạn có thể cấu nhẹ một mẩu da ở góc khuất của món hàng rồi đốt thử thay vì để lửa liếm gọn một chiếc áo như tôi!

Vì sao người ta thường quảng cáo: Da thật đốt không cháy?

79% dân chơi đồ da không thể phân biệt da thật và da giả chỉ bằng cách nhìn hay sờ một thớ vải. 

Suy cho cùng, chúng ta là những end-user, mắt xích ở cuối chuỗi cung ứng và tiêu thụ, chứ không phải là những nghệ nhân đã từng chế tác những món đồ da xa xỉ với bề dày hàng chục năm kinh nghiệm.

Thực tế, có tồn tại rất nhiều phương pháp đa dạng và linh hoạt hơn để phân biệt da thật và giả thay vì đốt chúng. Nhưng, “đốt” có lẽ là tử huyệt cảm xúc mạnh mẽ nhất trong các kỹ thuật chốt sales của 99% người bán và các nhãn hàng.

Bởi vậy, trên nền tảng Youtube thường xuất hiện các video tự thực hiện đốt ví da, giày da có mật độ khá dày, từ cả các nhà sáng tạo nội dung và các nhãn hàng. 

Tôi có bật lửa … Tôi có một miếng da … A! Da thật không cháy?

Giờ hãy so sánh với video một dân chơi đồ da đích thực hơ tờ giấy này.  

Khi ai đó hơ qua hơ lại một chiếc bật lửa trên một chất liệu, đó là hành động dùng bóng lửa để hâm nóng bề mặt chứ không phải đốt. “Đốt” như vậy, thậm chí một tờ giấy mỏng còn không kịp cháy!

Có một thủ thuật nhỏ mà các salesman lành nghề thường dùng trong các video test da: những miếng da dùng để đốt là loại da thuộc rất dày ở Việt Nam, khác với những tấm da thuộc đã được lạng mỏng bề mặt trước khi bao bọc chiếc áo hay đôi giày của bạn.

Vậy nên, đừng vội cảm thấy yên tâm về chất lượng đồ da nếu người bán hơ lửa bề mặt sản phẩm ngay tại cửa hàng. Khi bạn thực sự đốt cháy một đồ vật, nghiễm nhiên đi kèm là những tổn hại có thể thấy rõ về mặt cảm quan như kích cỡ hay dáng hình … 

Đó là vật lý thường thức. Quảng cáo sai thì hiển nhiên bị nghi ngờ ngay lần đầu chứng kiến.Nhưng nếu điều bạn nghi ngờ được khẳng định và lặp đi lặp lại trên nhiều nền tảng…

… từ trực tuyến đến trực tiếp …

… từ người lạ đến người thân …

Liệu nó có còn sai? 

Lời kết

Da thật đốt có cháy không vẫn luôn là một đề tài gây tranh luận giữa cộng đồng dân chơi đồ da bấy lâu nay. Nó có thể coi là đã cháy với người này, nhưng cũng chỉ là bị co lại với người nọ.

Nếu bạn muốn tìm cho mình những sản phẩm đồ da chất lượng tốt nhất thị trường, hãy truy cập ngay FTT Leather để chọn cho mình một món đồ ưng ý. Bên cạnh đó hãy theo dõi https://kienthucdoda.com để được update về hành trình chinh phục hàng hiệu ngay nhé!

Comments

comments

Trả lời