Contents
ĐÀ ĐIỂU LÀ CHIM HAY LẠC ĐÀ LÀ CHIM?
Nếu nhìn tổng thể, đà điểu có hình dáng không khác một con chim khổng lồ chỉ có điều không biết bay. Đà điểu có phải là chim không là thắc mắc của rất nhiều các em nhỏ và các bậc phụ huynh. Nhưng cho đến khi lại xuất hiện thông tin “loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà” thì một dấu hỏi nữa đặt ra : đà điểu là chim hay lạc đà là chim?
1. “Loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà”?
Tranh cãi: xuất phát từ “Loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà”. Đó là thông tin được đưa ra trong cuốn sách “Mười vạn câu hỏi vì sao?”, khiến nhiều người ngạc nhiên.
Sách “Mười vạn câu hỏi vì sao?” của tác giả Đức Thành, do NXB Hồng Đức ấn hành, với đối tác liên kết xuất bản là công ty TNHH văn hoá Minh Tân – nhà sách Minh Thắng, in 2000 cuốn.
Nhầm lẫn này được các facebooker phát hiện từ sáng 07/04/ 2016 và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nổi lên một cuộc tranh luận gay gắt.
Sau khi kiểm tra và phát hiện thấy sai sót trong thông tin, ngày 7.4, NXB đã có công văn gửi các nhà sách tạm dừng phát hành cuốn sách Mười vạn câu hỏi vì sao?. NXB cho rằng:“Đây là lỗi không mong muốn do biên dịch dịch không sát cụm từ “camel bird” (camel-lạc đà, bird-chim) nghĩa là đà điều thành lạc đà dẫn đến sai sót”
2. Vậy đâu mới là loài chim lớn nhất trên thế giới?
Câu trả lời là đà điểu. Đà điểu là một loài chim, và là loài chim lớn nhất thế giới.
Nhiều người thắc mắc tại sao một con chim lại không thể bay? Nếu chim coi bay là cách thiết yếu để tồn tại trước sự săn đuổi của kẻ săn mồi thì đà điểu lại không cần đến khả năng đó. Bởi tốc độ chạy của đà điểu có thể lên tới 70km/h trên quãng đường xa. Trong khi trọng lượng cơ thể của đà điểu có thể là trên 100kg, hoặc có cá thể nặng tới 155kg.
Mặc dù không thể bay nhưng cánh của đà điểu lại không hề vô dụng. Chúng dùng cánh để cân bằng và sử dụng như bánh lái giúp thay đổi hướng ở tốc độ cao. Các cá thể đà điểu đực còn tận dụng sải cánh rộng của mình để thu hút con cái trong mùa sinh sản.
Đà điểu ngoài chức năng cung cấp thịt, trứng giàu dinh dưỡng cho cơ thể con người thì da đà điểu, lông đà điểu, vỏ trứng đà điểu đều có thể sử dụng làm đồ thủ công mĩ nghệ, đồ thời trang phục vụ con người, đặc biệt là phần da của chúng. Da đà điểu là nguyên liệu để sản xuất ra túi xách , cặp xách, ví da, giày da, dây đồng hồ. Sản phẩm từ da đà điểu thể hiện phong cách, đẳng cấp và sự sành điệu của chủ nhân sử dụng nó. Sản phẩm từ da da đà điểu có đặc điểm rất mềm, rất đẹp, bền và giữ được màu sắc tự nhiên. Họa tiết vẩy chân đà điểu tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng, sành điệu và đẳng cấp.
Đà điểu không chỉ là loài chim lớn nhất mà chúng cũng có công dụng rất lớn trong cuộc sống của con người.
3. Sự nhầm lẫn của NXB thực sự vô lý?
Hầu hết, mọi người đều cho rằng, NXB đã làm việc một cách thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến cung cấp thông tin sai xót đến công chúng. Nhiều bậc phụ huynh bức xúc với nguồn thông tin này, và mất niềm tin với thông tin cung cấp trên sách báo.
Nhưng bạn có hay, đôi khi những chú đà điểu châu Phi lại được gọi bằng tên là “chim lạc đà” (camel bird) bởi danh pháp khoa học của đà điểu châu Phi – Struthio camelus – bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, camelus có nghĩa là “con chim lạc đà”. Nhiều nhà động vật học so sánh chúng tôi với Lạc Đà với vài đặc điểm như: mắt to, mặt nhỏ, cổ dài hình chữ S không tương xứng với thân hình to lớn và nặng nề, sống trong sa mạc nóng bứ, khả năng nhịn khát trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, sự biện minh này không được công chúng chấp nhận. Bởi nếu trong cuốn sách sử dụng nghĩa của từ “Camel bird” thì đúng ra phải dùng ” con chim lạc đà” thay vì chỉ “lạc đà”.
Ngoài những sai sót đã được tìm thấy, trang sách do tác giả Đức Thành thực hiện lại có nội dung giống hệt đoạn viết về “Thế giới động vật – gia tộc phi cầm đa dạng và phong phú” trên trang Bách khoa tri thức, mục Bách khoa toàn thư thiếu nhi, thậm chí không sai đến một dấu chấm dấu phẩy, chỉ khác rằng nội dung trên web viết đúng, còn tác giả thì sai. Trả lời vấn đề này, vị Giám đốc NXB Hồng Đức cho biết ông chưa nắm được thông tin trên.

“Thế giới động vật – gia tộc phi cầm đa dạng và phong phú” trên trang Bách khoa tri thức, mục Bách khoa toàn thư thiếu nhi
đà điểu là chim hay lạc đà là chim? đà điểu là chim hay lạc đà là chim?