Những dụng cụ làm đồ da cần thiết cho người mới bắt đầu
Bạn đã từng thích thú nhìn ngắm những chiếc ví da, túi da handmade hay những chiếc áo da, túi xách da cao cấp và mong ước rằng tự tay làm ra những sản phẩm xinh xắn này. Đừng chần chừ nữa vì thực ra làm đồ ra không khó như bạn nghĩ đâu chỉ cần một chút 😀 Vậy hãy bắt đầu ngay từ những dụng cụ làm đồ da đơn giản nhất để biến bạn từ newbie đến thợ thủ công lành nghề nhé 😛 .
1.Thước thẳng
Là dụng cụ có lẽ là không thể thiếu trong các nghành kỹ thuật cũng như thủ công. Thước thẳng dùng trong nghề da thuộc có nhiều loại chủ yếu là thước nhôm do đặc tính phải tiếp xúc nhiều với kim loại như dao, búa, kéo nên cần độ bền nhất định.
Những thợ da thuộc khuyên nên có 2 chiếc thước thẳng là thước 30cm dùng cho các đường cắt ngắn như ví da hay túi da.
Và thước nhôm dài 60cm dùng cho đo cắt đường dài như thắt lưng hay áo da.
2.Thước vuông
Thước vuông được đánh giá là dụng cụ không thể không có của dân đồ da. Khuyên dùng thước nhôm, có 2 loại chính là thước nhôm trơn và thước nhôm phun sơn đen.
Mình khuyên nên dùng thước nhôm trơn vì thước phun sơn sau 1 thời gian sử dụng sẽ bong tróc sơn ảnh hưởng tới việc đo đạc.
3.Dao dọc giấy
Gọi là dao dọc giấy thôi nhưng bạn sẽ thấy nó có rất nhiều tác dụng trong nghề làm đồ da. Nếu dùng các loại dao dọc thông thường sản xuất ở Việt Nam hoặc Đài Loan thì khi sử dụng trong đồ da sẽ khá rung lắc khi dọc. Lời khuyên: Dùng dao dọc giấy của Nhật. Đặc điểm của dao dọc Nhật đó là mũi da sắc và bền.
Trên thị trường còn có rất nhiều loại dao dọc khác nhau nhưng tùy vào nhu cầu và ví tiền mà các bạn lựa chọn nhé 🙂
4.Đục
Đục chia làm 3 dòng chính: Đục tròn(cho người mới làm), đục xiên và đục trám.
- Đục tròn có nhiều loại được chia theo đường kính kích thước từng chiếc đục khác nhau: 1mm, 2mm, 3mm, 6mm.
- Đục xiên: được làm từ nhiều loại chất liệu như sắt,gang, hợp kim và xuất xứ khác nhau như Trung Quốc,Nhật Bản và Châu Âu. Hàng Trung Quốc luôn có ưu điểm giá rẻ dành cho các anh em mới học nghề. Nhật Bản và Châu Âu thì chất lượng miễn bàn nhưng giá thì chát hơn rồi 😀
- Đục trám: Thường ở Việt Nam dùng dòng đục trám với mức giá trung bình xuất xứ từ Nhật Bản và Đài Loan. Đục Đài Loan giá rẻ hơn nhưng đầu bị cùn sau 1 thời gian sử dụng, còn Nhật Bản là khỏi bàn luôn là number 1 😀
Ngoài ra đục còn phân loại theo số răng lược như ở trên bạn có thể thấy có loại 1 răng, 2 răng, 4 răng, 6 răng ,…
5.Chỉ
Chỉ khâu đồ da cần loại chỉ bền và dễ dàng chui qua lớp da dầy. Vì vậy vậy người ta đã nghĩ ra cách là chỉ thông thường trơn hơn, bền hơn bằng cách bôi sáp ong vào chỉ. Do đó chỉ chia làm 2 loại: Chỉ se sẵn Trencilo và chỉ nilon tự se.
6.Kim
Kim khâu da tất nhiên là khác kim khâu quần áo thông thường rồi. Cứng hơn,nhọn hơn để xuyên qua tấm da. Hiện nay người ta thường hay dùng 2 loại kim đó là kim khâu của Nhật dài khoảng 8mm khá sắc và cứng và kim thêu như kim thuê chữ thập đặc điểm nhỏ gọn nhưng rất yếu .
7.Keo dán
Loại keo rẻ nhưng cũng hiệu quả và thông dụng nhất chính da keo con chó 🙂 Nhưng chú ý là mua keo con chó loại mã X66 dành riêng cho đồ da nhé.
Hoặc kéo cao cấp hơn của Nhật là 600 và 100 tùy vào độ sệt của kéo dán.
8.Cây lăn keo
Bạn có thể mua dùng hoặc không, cây lăn keo giúp cho keo được trải đều trên bề mặt da hoặc bạn có thể dùng tay mà 😀
9.Bút lấy dấu,bút nhũ
Có nhiều cách để đánh dấu đường cắt, ở đồ da người ta hay dùng bút nhũ, bạn có thể dễ dàng mua ở bất cứ hàng hóa mỹ phẩm nào.
10.Kéo
Dụng cụ này thì tùy chọn,bạn có thể chọn kéo nhỏ cắt chỉ hoặc kéo to tùy chức năng sử dụng.
Hoặc chỉ đơn giản là chiếc kéo bấm.
11.Tấm lót, bảng cắt tự liền khổ A3
Bạn có thể dùng tấm nỉ để căng lót khi cắt tấm da nhưng thông dụng hơn trong may mặc có lẽ là bảng cắt có chia ô.
12.Compa chuyên dụng
13.Dùi tròn
Dùng để nói lỗ đục để khâu dễ hơn.
14.Búa,kìm
2 Vật dụng cần thiết không kém. Kìm có thể bất cứ loại kìm thông dụng nào nhưng khuyên dùng sẽ là kìm mỏ nhọn.
Búa có thể dùng nhiều loại như búa đầu săt thông dụng, búa cao su, búa gỗ hay búa 2 đầu.
15.Da thuộc
Thôi tạm thời đến đây đã,các bạn mới bắt đầu như vậy là ổn rồi tất nhiên còn rất nhiều đồ dùng chuyên dụng nữa nhưng mình nghĩ như vậy là đủ cho các bạn rồi 😀 Cuối cùng nhưng là quan trọng nhất, tất nhiên rồi là DA THUỘC. Đối với các bạn mới mình khuyên dùng da sáp vì da sáp rẻ và bền, không ngại xước và được dùng phổ biến cho các loại ví, túi da hiện nay nên các bạn thoải mái thực hành 🙂
Vậy là các bạn đã sẵn sàng “đồ nghề” để bước vào thế giới đồ da rồi. Hãy đón đọc các bài tiếp theo trong Series Hướng dẫn làm đồ da nhé 😀
Xem thêm: >>Những địa chỉ mua dụng cụ làm đồ da uy tín<<
Khám phá:Quy trình làm nên chiếc túi da nam 700$ của nghệ nhân nước Anh.